Top Ad unit 728 × 90

Những mẹo tiết kiệm khi sống ở Nhật (p1)

Trong nhiều năm trở lại đây, Tokyo được xem như là thành phố đắt đỏ nhất thế giới, và Nhật Bản cũng được liệt vào hàng những quốc gia đắt đỏ trên thế giới. Thậm chí những quan niêm sai lầm ấy vẫn còn phổ biến trong xã hội ngày nay.
Sự thật là, không đâu ở Nhật thật sự đắt đỏ như bạn đã tưởng hay lo sợ. Thậm chí dù sống ở Tokyo bạn vẫn có khả năng trang trải cho cuộc sống nếu bạn đã có một nơi ở với giá thuê hợp lý. Bài viết này mong muốn giới thiệu những mẹo để đương đầu và cố gắng làm giảm mức chi tiêu của bạn.
Bài viết này hướng tới những độc giả đang sống ở Nhật hơn là những người đến đây để du lịch (tất nhiên những khách du lịch hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo này). Và những mẹo này được đúc kết từ rất nhiều những du học sinh tại Nhật, và tất nhiên mọi người đều biết những du học sinh thường có những phương thức khá “độc” để tiết kiệm tiền rồi lại tiêu vào những thứ cũng rất “độc” khác. Vài mẹo dưới đây nghe qua có vẻ cực kì không đáng kể, nhưng dù sao thì, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy.

Về ăn uống


Bạn cần phải ăn để tồn tại nên tiền thức ăn là một khoản mà bạn chắc chắn phải chi, nhưng vẫn có những cách để giảm khoản chi này.
1. Hãy nấu ăn!
Nghe có vẻ khá rõ ràng, nhưng vẫn có nhiều điều cần giải thích ở đây. Biết được nơi mà bạn có thể mua nguyên liệu để nấu ăn có thể giúp cắt giảm tới khoảng 1/3 khoản tiền mà đáng nhẽ ra bạn phải chi cho việc ăn uống. Một nam du học sinh Mỹ tiêu chưa tới 10,000 yên mỗi tháng cho việc nấu cơm ngày 3 bữa. 3 bữa một ngày có quá nhiều không? Hãy nấu hai phần cơm cho bữa tối và để lại một nửa vào lò vi sóng để ăn cho bữa trưa ngày hôm sau. Cách làm này có thể giúp bạn vừa tiết kiệm tiền đồ ăn vừa tiết kiệm các khoản chi khác như điện, nước, ga.
Hoặc giả nếu bạn lười nấu cả bữa ăn, thậm chí nếu bạn chỉ nấu cơm và mang theo cho bữa trưa (hầu hết các bạn sinh viên đều có thể làm thế này) cũng có thể tiết kiệm tiền về lâu dài.
 2. Hãy mua đồ một cách thông minh: Chú ý những siêu thị hay chợ bán buôn!
Những siêu thị bán buôn, hay 業務用スーパー (Gyoumuyou suppa) là những địa chỉ mà chủ nhà hàng hay lui tới để mua nguyên liệu. Những nơi như vậy đặc biệt hữu ích nếu bạn nấu ăn nhiều. Có vài nơi đáng ghi nhớ như:
1) Costco: Cái tên này khá quen thuộc ở Bắc Mỹ và Anh, và nó cũng có ở Nhật Bản. Bạn phải trả 4000 yên để được gia nhập làm hội viên, nhưng nếu bạn có bạn ở chung nhà, chi phí này có thể được chia ra. Nhưng dù sao nếu bạn ở gần siêu thị này, khoản tiền này cũng đáng để bỏ ra vì đồ trong siêu thị này khá rẻ.
2)Gyoumu Suupa (業務スーパー): địa chỉ ưa thích của tôi. Hệ thống này có rất nhiều trải dài khắp nước Nhật. Nhìn chung giá thành khá rẻ, đặc biệt nếu bạn không câu nệ chuyện thức ăn đông lạnh hay kích thước mặt hàng lớn. Các sản phẩm ở đây (thường là rau củ) có thể rẻ hơn những nơi khác, nhưng nhìn chung thì các mặt hàng rẻ và giúp bạn tiết kiệm được tiền đi chợ.
Ví dụ như:
2
138 yên cho nửa cân rau củ đông lạnh có thể là giá thấp nhất mà bạn có thể bắt gặp. (Thường thì nó thậm chí còn rẻ hơn nữa – ảnh được chụp vào cuối mùa đông nên lúc này giá thành của rau có đắt hơn những thời điểm khác trong năm).
Và….
3
Udon với giá 19 yên!!!
3. Hãy mua đồ một cách thông minh: Mua đồ vào giờ muộn nếu bạn không thể nấu ăn.
4
Ảnh: Tại 1 siêu thị lúc 9:45 tối. Những siêu thị mở cửa cả 24 giờ sẽ giảm giá ít hơn. Với những siêu thị có giờ đóng cửa nhất định, các món đồ có thể giảm tới 50% trước giờ đóng cửa.
Hầu hết các siêu thị bắt đầu đưa ra những hình thức giảm giá cho các đồ ăn nấu sẵn gần trước giờ đóng cửa. Nhìn chung, khoảng 2-3 tiếng trước giờ đóng cửa, các nhãn giảm giá 10% sẽ bắt đầu được đem dán. Từ lúc đó tới giờ đóng cửa, các mặt hàng sẽ dần được hạ giá tới mức 50%. Do vậy, bạn có thể mua 1 bữa ăn sẵn với một mức giá cực kỳ hợp lý nếu bạn tới siêu thị muộn vào lúc gần 9h.
4. Những mẹo khác từ các du học sinh.
Mua những đồ ăn nhập khẩu (輸入食品 – yuunyuu shokuhin), như là thịt từ Mỹ hay Úc, hay các đồ đông lạnh từ Trung Quốc, chuối từ Philipin, vân vân. Đừng bao giờ mua những sản phẩm quốc nội của Nhật (国産 – kokusan).
Đúng thế, trên thực tế những sản phẩm của Nhật có xu hướng đắt hơn.
Hãy mua dâu tây hơi bị dập  để giảm chi phí. Dâu tây hơi bị dập và nhũn tuy nhìn có vẻ không ngon và chín quá, nhưng vị của chúng thì vẫn khá tuyệt. Và tất nhiên chúng rẻ hơn nhiều, ví như ở Kyoto chỉ có 198 yên/vỉ, và có thể tìm thấy ở bất cứ siêu thị nào.
Nghe có vẻ hợp lý, như vậy tốt hơn là bị đội giá không cần thiết chỉ vì những hộp dâu tây trông đẹp hơn.
Nếu bạn thích trà, hãy bỏ qua những bình trà lớn bán ngoài siêu thị, kể cả loại bình to 2 lít. Thay vào đó hãy mua những gói trà chưa pha (và mua thêm nước uống đóng chai trên mạng nếu bạn không thích sử dụng nước máy để pha trà).
Tự pha trà thực sự là rẻ hơn rất nhiều so với việc mua trà đóng chai. Và nước uống đóng chai mua trên mạng thực sự rẻ hơn so với mua ngoài cửa hàng.
Ở các cửa hàng McDonald’s, hãy dùng điện thoại di động để kiểm tra các loại phiếu giảm giá (coupons) trước khi mua bất kỳ đồ gì. Và, mua khoảng 2-3 cái burger 100 yên cùng với một nước uống cỡ nhỏ (S size) giá 100 yên đủ để làm bạn no tương đương với mua 1 phần set đồ ăn lớn đắt đỏ trong cửa hàng của McDonald’s.
Nếu bạn tham gia theo dõi LINE hoặc đăng kí nhận mail từ các cửa hàng như McDonald’s, Sukiya, vân vân, bạn và những thành viên khác thường sẽ nhận được thông tin cho các hình thức giảm giá (như là coupons) thông qua các tiện ích này.
Nếu bạn ăn bên ngoài, hãy cân nhắc về địa điểm. Thường thì hãy chọn các nhà hàng gia đình (ファミレス)  như là Gasto nếu bạn chỉ cần nơi nào đó ấm cũng để có thể nói chuyện dài hơi với mọi người. Họ có “gian nước uống” (drink bars), là nơi bạn có thể tự lấy cho mình những thức uống nhẹ, trà hoặc cà phê trong 1 khoảng thời gian không giới hạn. Bạn cũng có thể cân nhắc tới đây nếu cần không gian để ngồi học bài.
Hoặc hãy ngó quanh những cửa hàng quanh khu nhà bạn. Một vài cửa hàng có thể có những ngày đặc biệt mỗi tuần hay mỗi tháng với những giảm giá cực lớn cho vài mặt hàng nào đó. Sau đó hãy đi mua sắm theo lịch khi bạn đã nắm được thời điểm giảm giá.
Hãy chú ý tránh các cửa hàng tiện lợi. Tại đó, bạn trả tiền cho sự thuận tiện, không phải giá trị thực của món hàng. Nếu có một cửa hàng tiện lợi, có thể ngay gần đó sẽ có một siêu thị. Hãy tìm đến siêu thị và mua hàng ở đó.
Và hãy tránh việc quá kén chọn. Chúng ta có thể luôn phiền não rằng Nhật Bản không có những món ăn dân tộc chúng ta mà chúng ta thích – nhưng hãy nhớ rằng những đòi hỏi đó có thể ngốn của bạn cả đống tiền. Do vậy bạn cũng nên tập nấu và tập ăn những đồ ăn Nhật. Đó cũng là một lý do để bạn tới đây cơ mà, phải không ?

>> Xem tiếp phần 2
Nguồn: isenpai.jp
Những mẹo tiết kiệm khi sống ở Nhật (p1) Reviewed by Unknown on 17:24 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Test Blogger © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Designed by Sweetheme

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
2 3